Kênh MT và kênh GT là gì? Kênh nào kinh doanh hiệu quả

Kênh MT và kênh GT là hai kênh phân phối hàng hóa phổ biến tại thị trường Việt Nam. Để giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và rõ ràng về hai hình thức này, Hôm nay, Vina Green Plus sẽ cung cấp các thông tin chính xác và thiết thực nhất để bạn có thể lựa chọn kênh phân phối phù hợp với nhu cầu và mục tiêu kinh doanh . Bài viết sẽ giải thích rõ ràng khái niệm và đặc điểm của kênh MT và kênh GT, đồng thời so sánh ưu và nhược điểm của mỗi kênh. Nhờ đó, bạn sẽ có cơ sở để quyết định chọn mô hình kênh nào tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Kênh MT và kênh gt là gì? Chọn kênh nào để kinh doanh hiệu quả nhất
Kênh MT và kênh GT là gì? Chọn kênh nào để kinh doanh hiệu quả nhất

Kênh MT và kênh GT những điều cần biết

Kênh phân phối là yếu tố quan trọng để kết nối nhà sản xuất và người tiêu dùng, đồng thời tạo ra doanh thu cho đơn vị sản xuất. Tùy thuộc vào loại sản phẩm và đối tượng khách hàng, các doanh nghiệp, công ty có thể chọn kênh phân phối phù hợp với chiến lược kinh doanh của mình. Trong lĩnh vực bán lẻ hàng FMCG, hai kênh phân phối được lựa chọn nhiều nhất là GT và MT.

Kênh MT và GT là gì?
Kênh MT và GT là gì?

Kênh MT là gì?

MT là viết tắt của Modern Trade, là kênh phân phối hàng hóa theo hệ thống hiện đại, tinh gọn và hiệu quả. MT cắt giảm các khâu bán hàng nhỏ lẻ, để tập trung phân phối hàng hóa lớn và tiết kiệm chi phí.

MT cung cấp hàng hóa đa dạng và phong phú tại một địa điểm, với sự quản lý chuyên nghiệp và hiện đại, giúp đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách trực tiếp thông qua các phương tiện như siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng tạp hóa.

Ưu, nhược điểm của kênh MT

  • Ưu điểm: Kênh MT là kênh phân phối hàng hóa hiện đại, cho phép nhà sản xuất hay doanh nghiệp kiểm soát trực tiếp hoạt động bán hàng. Kênh MT giúp nhà sản xuất hay doanh nghiệp dễ dàng nhận biết và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Kênh MT bao gồm các điểm bán lẻ chuyên nghiệp, chỉnh chu hơn, có thương hiệu riêng, quy trình riêng như siêu thị, cửa hàng tiện lợi,…
  • Nhược điểm: kênh MT cũng có những hạn chế như chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn, chưa phủ sóng rộng khắp các vùng miền. Kênh MT cũng đòi hỏi nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải đầu tư nhiều về chi phí và thời gian.

Lưu ý khi phát triển kênh phân phối MT

  • Tạo sự tương tác với khách hàng bằng cách cung cấp thông tin hữu ích, giải đáp thắc mắc, lắng nghe ý kiến và phản hồi kịp thời.
  • Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để hiểu rõ vị thế của sản phẩm của bạn, những ưu điểm và khác biệt so với các sản phẩm khác.
  • Sử dụng chiến lược “kệ chính” để đặt sản phẩm của bạn ở vị trí dễ nhìn và thu hút sự chú ý của khách hàng, tạo ấn tượng mạnh mẽ và tăng khả năng mua hàng.
  • Sử dụng chiến thuật “kệ thứ cấp” để ngăn chặn sự chuyển hướng của khách hàng đến các sản phẩm khác, tạo sự tò mò và hứng thú cho khách hàng về sản phẩm của bạn.
  • Xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự theo các tiêu chí: năng động, nhiệt tình, chuyên môn, trách nhiệm và tinh thần đồng đội. Đào tạo và đánh giá nhân sự định kỳ để nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc.
Kênh bán hàng MT tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi
Kênh bán hàng MT tại siêu thị, cửa hàng tiện lợi

Kênh GT là gì?

GT là viết tắt của General Trade, là kênh phân phối hàng hóa theo hệ thống truyền thống nhiều tầng. GT là kênh phổ biến nhất tại thị trường Việt Nam, được các công ty, doanh nghiệp sử dụng để phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng trong nước.

GT bao gồm nhiều khâu từ nhà phân phối, đại lý bán sỉ, đại lý bán lẻ, đến các chợ đầu mối, chợ truyền thống, cửa hàng nhỏ lẻ, và cuối cùng là người tiêu dùng.

Ưu, nhược điểm của kênh GT

  • Ưu điểm: Nhà sản xuất chỉ cần quản lý nhân viên sales, không phải lo lắng về các kênh phân phối khác. Số lượng thành viên trong hệ thống lớn, giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng. Giá thành sản phẩm cạnh tranh hơn so với bán hàng tại các kênh MT hoặc showroom.
  • Nhược điểm: Sản phẩm khó kiểm soát về chiết khấu và giá cả trên thị trường do sự phân bổ qua nhiều cấp phân phối. Điều này dẫn đến tình trạng xung đột giá và khu vực bán hàng giữa các nhà phân phối. Đội ngũ quản lý lâu năm có thể gây ra các mâu thuẫn và cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống.

Lưu ý khi phát triển kênh phân phối GT

Để kênh phân phối này hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp, công ty cần lưu ý một số điểm sau:

  • Tạo ra giá trị cho người tiêu dùng, doanh nghiệp không chỉ cần nắm bắt được nhu cầu của họ mà còn phải có chiến lược tiếp thị hiệu quả và đáp ứng được mong muốn của họ.
  • Một trong những yếu tố quan trọng trong chiến lược tiếp thị là việc tăng cường sức hút của thương hiệu thông qua các chương trình khuyến mãi hấp dẫn.
  • Doanh nghiệp cũng cần có một đội ngũ sales vững mạnh, chuyên nghiệp và được đào tạo kỹ lưỡng về kỹ năng bán hàng.
  • Cuối cùng, doanh nghiệp không nên bỏ qua việc chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng, bởi đây là cách để duy trì mối quan hệ lâu dài và tăng sự gắn kết của khách hàng với thương hiệu.
Đội ngũ nhân viên sales hiệu quả và chuyên nghiệp
Đội ngũ nhân viên sales hiệu quả và chuyên nghiệp

Tạm Kết

GT là hệ thống bán hàng nhiều cấp bậc, thường xuất hiện ở các chợ truyền thống như Chợ Lớn, chợ Hạnh Thông Tây chợ Kim Biên ở TP.HCM hay chợ Đồng Xuân, chợ Ninh Hiệp ở Hà Nội.

MT là kênh bán hàng tập trung, thường là các siêu thị lớn, siêu thị tiện lợi hay các cửa hàng của các doanh nghiệp nước ngoài như CitiMart, Supermarket, Hypermarket G7, Family Mart, Guadian, 7 Seven…

==>>> Mỗi hình thức có những ưu và nhược điểm riêng, tùy thuộc vào sản phẩm và đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp lựa chọn phù hợp.

Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh trong 2 kênh GT và MT

Kênh GT và kênh MT là hai hình thức bán hàng khác nhau. Kênh GT phân phối hàng hóa theo nhiều cấp bậc, thường xuất hiện ở các chợ truyền thống. Kênh MT phân phối hàng hóa qua các siêu thị lớn, có cách điều hành chuyên nghiệp. Mỗi kênh có những chức năng nhiệm vụ riêng cho bộ phận kinh doanh của doanh nghiệp. Cụ thể như sau.

Chức năng là nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh đối với kênh MT và GT
Chức năng là nhiệm vụ của bộ phận kinh doanh đối với kênh MT và GT

Chức năng, nhiệm vụ bộ phận kinh doanh Kênh GT

  • Bộ phận kinh doanh cần xây dựng, quản lý và phát triển hoạt động bán hàng qua kênh truyền thống
  • Quản lý và khai thác hệ thống phân phối
  • Nghiên cứu và đề xuất chiến lược phân phối
  • Đề xuất và thực hiện chính sách với nhà phân phối, khách hàng
  • Xây dựng và quản lý đội ngũ nhân sự kinh doanh
  • Phân tích, dự báo thị trường và đề xuất kế hoạch phát triển kinh doanh.

Chức năng, nhiệm vụ bộ phận kinh doanh Kênh MT

  • Bộ phận kinh doanh cần khai thác khách hàng qua kênh MT, chào hàng và đàm phán hợp đồng
  • Tham mưu và ký kết hợp đồng
  • Phối hợp giải quyết các tình huống phát sinh trong kênh MT
  • Triển khai và giám sát các kế hoạch, hoạt động, chương trình, dự án phát triển kênh MT
  • Quản lý, phân công, hỗ trợ và đào tạo nhân viên kinh doanh kênh MT
  • Báo cáo kết quả hoạt động bán hàng qua kênh MT.

Lời kết

Kênh MT là xu hướng bán hàng trong thời đại 4.0, nhưng cũng đầy thử thách cho các nhà quản lý. Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên kết hợp kênh GT và MT để tận dụng ưu điểm của cả hai. Dần dần, bạn có thể chuyển sang kênh MT hoàn toàn để phát triển doanh nghiệp bền vững. 

Vừa rồi Vina Green đã giới thiệu đến kênh MT và kênh GT là gì? Ưu nhược điểm của cả 2 kênh phân phối này. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ  giúp ích được bạn. Đừng quên truy cập và vinagreenplus.vn để tìm hiểu thêm các thông tin, kinh nghiệm hay về kinh doanh. Chúng tôi là Vina Green chuyên cung cấp các loại khăn ướt, khăn tiêu dùng gia đình, chúc bạn một ngày tốt lành!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

All in one
Scroll to Top
Danh mục sản phẩm
Lọc sản phẩm
Theo size
Lọc theo size
Theo màu
Lọc theo màu sắc
Theo giá
Lọc theo khoảng giá - slider
1,500đ532,000đ